Danh sách Blog của Tôi

Thứ Bảy, 28 tháng 6, 2014

Lời tâm sự...


    Một góc nhỏ cafe sân vườn mát mẻ, điệu nhạc hoà tấu piano " A comme Amour "của Richard Clayderman thật tuyệt hoà cùng tiếng chim hót ríu rít rất vuitai...
   Lắng nghe lời tâm sự, lời tự bạch ...và tôi đã hiểu...xin chia sẻ . Dù muốn dù kg vẫn phải chấp nhận sự thật , một sự thật đau lòng, kg hạnh phúc dẫn đến chia tay ,dù đã cố gắng níu kéo , nhưng ngày càng thấy mệt mõi hơn thôi ."Người đàn bà quá tệ, kg biết đúng sai là gì ? Bỏ cả con kg chút gì tiếc nhớ ?! " Giọng nói đầy bất mãn như oán trách , khác xa ngày nào ..." Anh xin lỗi vì hôm nay đã gieo vào em một thoáng buồn "Tôi biết nói gì đây , cổ họng nghẹn đắng , thật kg thể ngờ...
  Một bí mật đến hôm nay mới dám "bộc bạch"cùng tôi ? Còn gì nữa kg ? Thật là buồn . Chợt nhớ...

               

              Nhắm mắt cho tôi tìm một thoáng hương xưa.
              Cho tôi về đường cũ nên thơ
              Cho tôi gặp người xưa ước mơ.
              Hay chỉ là giấc mơ thôi
              Hay tình đang chết trong tôi
              Nghe lòng tiếc nuối xót thương suốt đời ...
      Một tâm trạng rất buồn , một cái gì đó nuối tiếc , đã xa ... đã xa...Thời gian ơi ! vẫn cứ trôi...
    Trời đổ mưa,  những giọt mưa như khúc nhạc trầm buồn và sâu lắng . Mưa vẫn rơi....vẫn rơi...

Chủ Nhật, 22 tháng 6, 2014

Thương Một Người

             

Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn và những cảm xúc đầu đời
       (Từ Kế Tường)



Có nhiều tài liệu cho rằng giữa nhạc sĩ tài hoa họ Trịnh và“Người em sầu mộng” Thanh Thúy có một mối giao tình đặc biệt ở “cái thủa ban đầu lưu luyến ấy”.

                    
      Trong giới nữ ca sĩ thành danh và nổi tiếng trước năm 1975 có một giọng ca rất đặc biệt, không lẫn lộn với ai dù khán thính giả chỉ nghe thôi không cần nhìn thấy mặt người nữ ca sĩ đó cũng nhận biết rõ ràng, chính xác là Thanh Thúy. Cô ca sĩ này là người Huế, nói rặt tiếng Huế nhưng hát giọng Bắc, chất giọng trộn lẫn giữa Huế và Hà Nội vốn đã đặc biệt, nhưng khi con chim họa mi Thanh Thúy cất lên bằng giọng hát thì càng đặc biệt hơn. Đó là một chất giọng hơi khàn nhưng không đục, được Thanh Thúy luyến láy như phù thủy, nhấn nhá nhiều cung bậc trầm bổng rất liêu trai , làm cho người nghe bồi hồi xúc cảm, lúc thì như thì thầm nức nở, xót xa ai oán, lúc lại có vẻ ma quái dường như mê hoặc lòng người. Cho nên dù nỗi buồn da diết có gặm nhắm tâm hồn nhưng người nghe vẫn thích thú bồi hồi rung cảm như đang nuốt từng giọt rượu vừa đắng vừa ngọt trong cái buồn mênh mang bất tận nay. 

Cuộc đời và sự nghiệp

  Thanh Thúy tên họ đầy đủ là Nguyễn Thị Thanh Thúy, cô sinh năm 1943 là người con xứ Huế thơ mộng, thuộc gia đình nền nếp theo đạo Phật. Do thân mẫu cô bị bệnh nan y nên Thanh Thúy cùng với gia đình vào sống ở Sài Gòn để tìm cách chữa trị. Gia đình Thanh Thúy ngụ tại một ngôi nhà phía sau chùa Kỳ Viên đường Phan Đình Phùng (Nguyễn Đình Chiểu ngày nay). Ca sĩ Thanh Thúy đi hát rất sớm, năm 16 tuổi. Lần đầu tiên Thanh Thúy xuất hiện trên sân khấu phòng trà Đức Quỳnh cạnh rạp chiếu bóng Việt Long đường Cao Thắng vào cuối năm 1959, khi vừa 16 tuổi. Rạp Việt Long sau được xây lại mang tên mới là rạp Văn Hoa Sài Gòn, bây giờ là rạp Thăng Long. Thanh Thúy xuất hiện ở đây cùng với ca sĩ Minh Hiếu và lập tức tiếng hát “liêu trai” của cô đã chinh phục được khán thính giả phòng trà vốn rất khó tính trong việc thưởng thức âm nhạc.

    Sau đó Thanh Thúy thường xuyên xuất hiện ở phòng trà Anh Vũ rồi các chương trình Đại nhạc hội, chương trình phụ diễn Ca nhạc kịch của các rạp chiếu bóng. Những năm đầu của thập niên 1960 tên tuổi của ca sĩ Thanh Thúy đã lẫy lừng không chỉ trên các sân khấu phòng trà mà cả trên sóng đài phát thanh, đĩa nhạc, băng nhạc. Những ca khúc đã gắn liền với tên tuổi Thanh Thúy lúc bấy giờ như: Nửa đêm ngoài phố, Kiếp nghèo, Người em sầu mộng, Ngăn cách, Tàu đêm năm cũ… Hầu hết những tác phẩm âm nhạc được Thanh Thúy thể hiện thành công đều là điệu boléro của nhạc sĩ Trúc Phương và một số ca khúc của Y Vân.


    Giữa lúc tiếng hát Thanh Thúy đang bay cao cùng với tên tuổi của cô trên bầu trời nghệ thuật và trong lòng khán thính giả ái mộ thì mẹ cô đột ngột lâm bạo bệnh và qua đời. Cái chết của mẹ đã ảnh hưởng rất nhiều tới con đường sự nghiệp và cuộc sống của Thanh Thúy trong giai đoạn này. Đêm đêm dưới ánh đèn sân khấu, trong tà áo dài tha thướt, mái tóc buông vai, đôi mắt sâu buồn, Thanh Thúy cất giọng hát đầy tâm trạng ấy khiến người nghe như nghẹn đi và Thanh Thúy quả thật là “Người em sầu mộng” của… bao người.


“Nghi án tình yêu” với nhạc sĩ họ Trịnh


    Trong số lượng sáng tác khổng lồ của người nhạc sĩ tài hoa Trịnh Công Sơn để lại cho đời có hai ca khúc mà dư luận cho rằng chàng nhạc sĩ họ Trịnh viết để gửi gấm tâm sự mình đến với ca sĩ Thanh Thúy từ năm cô 16 tuổi, lúc mới bắt đầu đi hát. Đó là hai ca khúc đầu tay “Ướt mi” và “Thương một người”. Trong hai ca khúc này, có nhiều ca từ khiến người ta liên tưởng đến hình bóng Thanh Thúy như “đừng khóc trong đêm mưa, đừng than trong câu ca…”, “thương ai về ngõ tối, sương rơi ướt đôi môi, đôi vài gầy ướt mềm, người lạnh lắm hay không?”, “thương ai tà áo trắng, trông như ánh sao băng, thương ai cười trong nắng, nhẹ nhàng áng mây tan”.

Nhạc sĩ họ Trịnh thì đã mất, ca sĩ Thanh Thúy chắc không bao giờ nói ra uẩn khúc này nên có lẽ “nghi án” sẽ không bao giờ được làm rõ và cũng sẽ đi vào quên lãng. Tuy nhiên trong lúc tìm tư liệu để viết về ca sĩ Thanh Thúy, người viết bài này đã may mắn tìm thấy trong tác phẩm “Về một quãng đời Trịnh Công Sơn” của Nguyễn Thanh Ty có đề cập một giai thoại liên quan tới ca sĩ Thanh Thúy và nhạc sĩ Trịnh Công Sơn cũng như hai ca khúc “Ướt mi” và “Thương một người”.


 Nhạc sĩ tâm sự : “Năm đó tôi trọ học ở Sài Gòn, đêm nào tôi cũng lò dò đến các phòng trà để nghe Thanh Thúy hát. Dần dần hình bóng Thanh Thúy đã ăn sâu vào trong tôi lúc nào không biết. Nói yêu Thanh Thúy thì cũng chưa hẳn bởi tôi mặc cảm nghèo và vô danh, trong khi Thanh Thúy là một ca sĩ đang lên, kẻ đón người đưa tấp nập. Biết vậy, nhưng tôi không thể không đêm nào thiếu hình ảnh và tiếng hát của nàng. Có đêm tôi chỉ đủ tiền để mua một ly nước chanh. Đêm đêm tôi thao thức với những khát khao, mơ ước phải làm một cái gì đó để tỏ cho Thanh Thúy biết là tôi đang rất ngưỡng mộ nàng. Cái khát vọng đó đã giúp tôi viết nên bản nhạc “Ướt mi” đầu tiên trong đời…”.     Đó là lần ngồi ở nhà hàng Mỹ Cảnh, chàng trai trẻ Trịnh Công Sơn đã viết vào một mảnh giấy nhỏ, đề nghị ca sĩ Thanh Thúy hát bài “Giọt mưa thu” của Đặng Thế Phong. Điều chàng bất ngờ là Thanh Thúy đã hát bài này với một cảm xúc thật mãnh liệt, khi hát “…vài con chim non chiêm chiếp kêu trên cành, như nhủ trời xanh : Gió ngừng đi, mưa buồn chi, cho cõi lòng lâm ly… Ai nức nở thương đời châu buông mau, dương thế bao la sầu…” – nhớ đến người mẹ bị lao phổi nặng, đang mỏi mòn chờ con trong căn nhà nhỏ ở con hẻm sâu – nàng đã bật khóc. Những giọt nước mắt đọng trên vành mi của người ca sĩ tuổi mới tròn trăng đã gieo vào lòng Trịnh Công Sơn nỗi xúc cảm tràn ngập để chàng viết thành ca khúc Ướt mi.
  Khi hoàn thành, tôi nắn nót chép lại thật kỹ càng và luôn mang theo bên mình chờ có dịp tặng nàng. Với sự nhút nhát của tuổi trẻ, tôi không dám đưa tặng ngay mà phải chờ khá lâu mới có cơ hội. Một hôm tôi đánh bạo, tìm một chỗ sát sân khấu, dự định khi nàng vừa dứt tiếng hát là tôi sẽ đứng lên đưa luôn. Đã mấy lần định làm vẫn không kịp. Nàng vừa cúi đầu chào khán giả là đã có người chực sẵn rước đi ngay. Cái đêm định mệnh mà tôi quyết tâm an bài đã thành công. Khi cầm bản nhạc trong tay, nghe mấy lời lí nhí của tôi, nàng chỉ thoáng nhìn tôi một chút rồi quay vào hậu trường. Đêm đó, tôi nôn nao không ngủ được… Mãi đến hai tuần sau, khi tôi sắp tuyệt vọng vì mỏi mòn chờ đợi thì một đêm kia, khi bước lên bục diễn, dàn nhạc dạo khúc mở đầu thì nàng ra dấu cho dàn nhạc tạm im tiếng để nàng nói vài lời : “Thưa quý vị ! Đêm nay Thúy sẽ trình bày một tác phẩm rất mới của một nhạc sĩ rất lạ tặng cho Thúy. Đó là nhạc phẩm Ướt mi của tác giả Trịnh Công Sơn. Hy vọng đêm nay sẽ có sự hiện diện của tác giả để Thúy được nói vài lời cám ơn”.
    Nói xong, nàng quay sang ban nhạc, đưa bản nhạc của tôi cho họ dạo nhạc bắt đầu. Nàng cất tiếng hát : “Ngoài hiên mưa rơi rơi, lòng ai như chơi vơi. Người ơi nước mắt hoen mi rồi. Đừng khóc trong đêm mưa, đừng than trong câu ca… Buồn ơi trong đêm thâu, ôm ấp giùm ta nhé: người em thương mưa ngâu, hay khóc sầu nhân thế…Trời sao chưa thôi mưa, ôi mắt người em ấy. Từ đây thôi mờ, nước mắt buồn mi em thơ ngây…”. Tôi run lên trong lòng vì sung sướng và xúc động… Khi dứt tiếng hát, nàng dừng lại khá lâu, có ý chờ người tặng nhạc. Tôi thu hết can đảm, bước lên và nói : “Xin cám ơn Thanh Thúy đã hát bài nhạc của tôi”. Nàng “A” lên một tiếng ra vẻ bất ngờ rồi nói tiếp :“Thúy rất cám ơn anh đã tặng cho bản nhạc. Thúy muốn nói chuyện riêng với anh được không ?”. Tôi luống cuống gật đầu…Tôi cùng nàng đón taxi về nhà nàng. Nhà nàng ở sâu trong một ngõ hẻm… và đây chính là hình ảnh, cảm xúc để chẳng lâu sau đó Trịnh Công Sơn sáng tác ca khúc ” Thương một người”.
     Đó là hai bản nhạc trong “thuở vào đời” của Trịnh Công Sơn và những kỷ niệm thật đẹp với nữ ca sĩ Thanh Thúy.
     Như vậy, về phần tư liệu đã có đủ cơ sở để chứng minh giữa Trịnh Công Sơn và Thanh Thúy có một mối giao tình đặc biệt khi tên tuổi cô vừa mới nổi lên dưới ánh đèn sân khấu. Đồng thời, Trịnh Công Sơn cũng báo hiệu một tài năng âm nhạc qua hai tác phẩm đầu tay “Ướt mi” và “Thương một người”. Sau này cả hai đều nổi tiếng. Còn chuyện tình cảm, yêu đương phát triển hay dừng ở mối duyên văn nghệ thì chỉ có người trong cuộc mới biết rõ. Dư luận đã đặt ra nghi án có một chuyện tình thật đẹp gữa nhạc sĩ Trịnh Công Sơn và ca sĩ Thanh Thúy từ lúc hai người còn khá trẻ có lẽ cũng từ giai thoại và tư liệu này chăng?


 Bài hát "Thương một người "

Thương ai về ngõ tối
Sương rơi ướt đôi môi
Thương ai buồn kiếp đời
Lạnh lùng ánh sao rơi
Thương ai về ngõ tối
Bao nhiêu lá rơi rơi
Thương ai cười không nói
Ngập ngừng lá hôn vai
Thương nụ cười
Và mái tóc buông lơi
Mùa thu úa trên môi
Từng đêm qua ngõ tối
Bàn chân âm thầm nói
Lặng nghe gió đêm nay
Ngại ai buốt đôi vai
Bờ vai như giấy mới
Sợ nghiêng hết tình tôi
Thương ai về xóm vắng
Đêm nay thiếu ánh trăng
Đôi vai gầy ướt mềm
Người lạnh lắm hay không
Thương ai màu áo trắng
Trông như ánh sao băng
Thương ai cười trong nắng
Ngại ngùng áng mây tan.

Bài thơ đẹp quá! Đẹp đến lạnh người. Bài thơ này cùng với điệu nhạc đã nói lên tất cả và có lẽ không cần phải nói thêm gì nữa để phân tích vẻ đẹp của “Thương một người”. Trên đời có mấy ai hiểu và cảm thông được với ta sâu sắc, cao đẹp như những gì mà Trịnh Công Sơn dành cho Thanh Thúy trong “Thương một người”.

    Với những bạn gái cô đơn, mình thành thực khuyên các bạn đừng nghe bài hát này vào buổi đêm, bởi vì các bạn sẽ khóc đấy. Đôi vai gầy ướt mềm, người lạnh lắm hay không…