Nguồn gốc của ngày lễ Noel là ngày mấy
Lễ Giáng Sinh có nguồn gốc từ Thiên Chúa giáo, và xuất hiện từ rất lâu đời – khoảng đầu thế kỷ IV sau Công Nguyên.
Dù không rõ lý do chính xác việc chọn ngày 25 làm ngày Giáng Sinh (ngay cả bộ kinh Tân Ước cũng không đề cập vì sao), ngày 25 tháng 12 được đề cập lần đầu bởi nhà sử học kiêm nhà du hành Hy Lạp Sextus Julius Africanus vào năm 221, và kể từ đó 25/12 được chấp nhận làm lễ Giáng Sinh trên khắp nơi.
Lễ Giáng Sinh là ngày lễ mừng sự ra đời của chúa Giêsu (Jesus Christ). Đây là một trong những ngày lễ lớn nhất của các giáo dân, và cũng là ngày kết thúc Mùa Vọng, bắt đầu Mùa Giáng Sinh vốn kéo dài 12 ngày và đến đỉnh điểm vào Đêm thứ mười hai.
Hầu như tất cả tín đồ theo Thiên Chúa giáo đều ăn mừng lễ Giáng Sinh vào ngày 25 tháng 12 Dương Lịch, vốn đã được áp dụng cho các bộ lịch chung trên toàn thế giới.
Mặc dù vậy, không phải ở đâu cũng ăn mừng Giáng Sinh vào đúng ngày 25 tháng 12 Dương Lịch. Một phần nhỏ của Nhà thờ Cơ đốc giáo Đông phương sẽ tổ chức ngày lễ Giáng Sinh vào ngày 25 tháng 12 thuộc bộ lịch Julius cũ (tương ứng với ngày 7 tháng 1 Dương Lịch).
Ý nghĩa mùa lễ giáng sinh
Đối với các giáo dân Kitô hữu, ý nghĩa của ngày lễ Giáng Sinh là để mừng sự giáng sinh của Chúa Giêsu.
Các giáo dân tin rằng, cho dù là ngày 25 hay ngày nào đi nữa, niềm tin Thiên Chúa đến thế gian trong hình hài con người để cứu rỗi cho những tội lỗi của loài người được xem là mục đích lớn nhất của việc kỷ niệm ngày lễ Giáng Sinh.
Vì thế, mỗi khi Giáng Sinh về hằng năm, các giáo dân sẽ kỷ niệm ngày giáng sinh của Chúa Giêsu thông qua những buổi lễ thiêng và nhiều hoạt động ý nghĩa.
Ngày lễ Giáng Sinh còn có một câu chuyện truyền thống nói về khoảnh khắc ra đời của Chúa Giêsu. Theo như lời tiên tri, khi Thánh Giuse (Joseph) và Đức Mẹ Mary đặt chân đến thành phố Bethlehem, họ đã không có nơi để tá túc nên họ chọn ngủ ở bên ngoài chuồng ngựa, và đây cũng là nơi Chúa Hài Đồng được sinh ra.
Các thiên thần đã loan báo tin cho người chăn cừu, và những người chăn cừu đã lan rộng thông tin này. Đây cũng chính là lý do các giáo dân thường trang trí những chiếc hang đá có tượng Thánh Giuse, Đức Mẹ Mary và một đứa trẻ để mô tả lại khoảnh khắc thiêng liêng này.
Mọi người làm gì vào lễ Giáng Sinh?
Mỗi nơi trên thế giới đều có phong tục ăn mừng lễ Giáng Sinh khác nhau. Ở phương Tây, ngày lễ Giáng Sinh được xem là ngày lễ chính thức nên sẽ có một hoặc hai ngày nghỉ cho người lao động.
Ngoài thời gian nghỉ ngơi và tiến hành lễ tại nhà thờ, người dân phương Tây cũng sẽ ăn tối, tặng quà cho nhau, trang trí nhà cửa bằng cây thông và nhiều vật dụng, và gặp gỡ láng giềng sau một năm làm việc.
Riêng tại Việt Nam, dù chưa được công nhận là ngày nghỉ chính thức, nhưng Giáng Sinh vẫn được xem là ngày lễ trọng đại và được tham gia bởi rất nhiều người Việt, cả theo tôn giáo lẫn không theo tôn giáo.
Đường phố Việt Nam sẽ được trang trí đèn màu, cây thông và vòng nguyệt quế đúng với bầu không khí Giáng Sinh. Mọi người sẽ thường tặng quà cho nhau, trao những câu chúc ý nghĩa, và tham gia vào nhiều hoạt động vui chơi giải trí bổ ích.
( ST )
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Dùng mã code dưới đây để chèn nguồn từ bên ngoài vào comment:
Link : <a href="Link URL">CLICK HERE </a>
Hình ảnh : [img]Link hình ảnh URL[/img]
Youtube clip : [youtube]Link video từ yotube[/youtube]
Nhaccuatui : [nct]Link nhạc từ Nhaccuatui[/nct]